Công trình bể lắng ngang trong xử lý nước thải

Be Lang Ngang (3)

Ô nhiễm nguồn nước đang là thực trạng đáng báo động bậc nhất hiện nay. Nhằm hạn chế tình trạng này, đã có rất nhiều giải pháp ra đời. Trong đó, công trình xử lý nước thải bể lắng ngang là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều người. Hãy cùng Cơ khí Toàn Á tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Bể lắng ngang là gì?

Bể lắng ngang có hình dạng hình chữ nhật có nhiều ngăn với tỷ lệ chiều dài luôn lớn hơn ¼ so với chiều rộng và chiều rộng sẽ dao động trong khoảng từ 2,5 cho tới 4m. Đặc biệt, để phát huy hiệu quả xử lý nước thải đến mức tối đa, người ta đã thiết kế loại bể lắng này với chiều sâu lên tới 4m.

Nước sẽ được chứa trong bể lắng trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khoảng thời gian này, nước sẽ được ổn định độ trong còn các cặn bùn tồn tại trong nước sẽ lắng xuống đáy bể ở khu vực chứa và được loại bỏ nhanh chóng và hiệu quả.

Trong số các loại bể lắng hiện nay, bể lắng nằm ngang mang lại hiệu quả xử lý tốt nhất, đặc biệt tại những khu vực có lưu lượng nước thải hàng ngày lớn, lên tới trên 15.000m3. Bể lắng loại này hoạt động theo nguyên lý nước sẽ di chuyển từ đầu này của bể đi đến đầu bên kia bể với vận tốc được xác định nằm trong khoảng 0,2-0,3 m/s. Khi ở dưới tác động của trọng lực thì vận tốc của các hạt phân tử nước có thể thay đổi lên mức 0,5m/s.

Bể lắng nằm ngang được nhiều nhà máy có lượng nước thải lớn lựa chọn
Bể lắng nằm ngang được nhiều nhà máy có lượng nước thải lớn lựa chọn

2. Cấu tạo của bể lắng ngang xử lý nước thải

Bể lắng dạng ngang có cấu tạo bao gồm ba vùng chính:

  • Vùng phân phối nước
  • Vùng lắng
  • Vùng tập trung và chứa cặn bùn sau quá trình lắng

Các đặc điểm cấu tạo cụ thể của bể sẽ như sau:

  • Chiều sâu bể giao động trong khoảng từ 2m – 4m
  • Chiều dài có thể gấp ít nhất 10 lần so với chiều sâu bể (khoảng từ 20m – 35 m).
  • Để việc thu gom bùn cặn đạt được hiệu quả tốt nhất thì phần đáy bể lắng cần được thiết kế có độ dốc 0,01 và độ dốc của hố thu gom bùn cặn cần phải lớn hơn 45 độ.
  • Bể lắng dạng ngang thường bao gồm các vách ngăn đặt cách vách bể từ 1 – 2m, ít nhất gồm 2 ngăn riêng biệt.
  • Bên cạnh đó, bể sẽ gồm có các bộ phận như sau: mương dẫn nước vào, mương phân phối nước, máng thu nước, máng thu và xả chất cặn nổi, tấm nửa chìm nửa nổi cùng với máng tràn dẫn nước ra.
  • Nước sau khi đã được lắng cặn thì sẽ được thu bằng máng tràn.
  • Bể thường được tạo thành từ vật liệu thép không gỉ, inox cao cấp hoặc bê tông cốt thép.
Thiết kế của bể lắng dạng ngang khá đơn giản
Thiết kế của bể lắng dạng ngang khá đơn giản

3. Đánh giá bể lắng dạng ngang

3.1 Ưu điểm

Đây là một công trình được sử dụng rất nhiều hiện nay với những ưu điểm nổi bật như:

  • Hệ thống gạt bùn của bể lắng rất linh hoạt với tải trọng vừa phải đồng thời dễ dàng vận hành và di chuyển bể lắng.
  • Công tác lắp đặt và thi công bể lắng cũng được diễn ra rất đơn giản và thuận tiện.
  • Các chi phí cho công tác lắp đặt và bảo trì bể lắng cũng rất thấp.
  • Bể lắng dạng ngang có khả năng ngăn dòng khi chiều dài của bể đạt tối thiểu là gấp đôi so với chiều rộng.
  • Bể lắng cực kỳ thân thiện với môi trường. Đây chính là giải pháp hữu hiệu góp phần bảo vệ môi trường cũng như đảm bảo an toàn đối với sức khỏe của người sử dụng.
  • Bể lắng có thể áp dụng được cho những khu vực có lưu lượng nước thải lớn hơn 15.000m3/ngày

3.2 Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên thì bể lắng dạng ngang cũng còn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Thời gian lắng tương đối lâu
  • Bể lắng dạng này có kích thước tương đối lớn nên sẽ tốn diện tích và có chi phí cao hơn so với các loại bể lắng khác như bể lắng đứng, bể lắng lamen,…
  • Hệ thống bể lắng ngang chỉ thích hợp trong việc xử lý nguồn nước cấp thông thường còn khi nguồn nước cấp có chứa hóa chất hay bị nhiễm bởi những kim loại nặng thì lại không khả quan. Tuy nhiên, để khắc phục điều này, bạn có thể lắp đặt đi kèm cùng bể lắng dạng ngang là một bể xử lý nước thải khác có chức năng diệt khuẩn, loại bỏ kim loại nặng,…
Bạn có thể cân nhắc ưu và nhược điểm của bể để ứng dụng cho phù hợp
Bạn có thể cân nhắc ưu và nhược điểm của bể để ứng dụng cho phù hợp

>> Tham Khảo Sản Phẩm

4. Vai trò của bể lắng ngang trong việc xử lý nước thải

Trong quá trình xử lý nước thải ở các công đoạn phía trước sẽ sản sinh ra bùn cặn. Lượng bùn này cần được loại bỏ ra khỏi nước trước khi thải ra ngoài môi trường. Bể lắng chính là nơi thực hiện nhiệm vụ này. Cụ thể, bể sẽ giúp loại bỏ, cát, đá, bùn, các chất lắng và tạp chất nổi có trong nước thải, giúp nước trở nên sạch và trong hơn. 

Do diện tích tiết diện của bể lớn và dòng chảy của nước thải bên trong bể tương đối nhỏ nên nhìn qua, chúng ta sẽ nghĩ nước đang ở trạng thái tĩnh. Nhưng thực chất quá trình lắng đang được diễn ra. Quá trình lắng này thường được diễn ra sau quá trình đông tụ/kết bông và trước quá trình lọc. Lắng ở giai đoạn này có thể loại bỏ tới 90% các hạt lơ lửng tồn tại bên trong nguồn nước thải.

Hiệu quả của quá trình lắng diễn ra trong bể sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

  • Lưu lượng nước thải.
  • Thời gian lắng.
  • Khối lượng riêng và tải lượng của nước thải.
  • Tải lượng thủy lực.
  • Sự keo tụ của các hạt rắn.
  • Vận tốc dòng chảy của nước thải được lưu trữ bên trong bể.
  • Nhiệt độ nước thải.
  • Kích thước bể lắng.
Bể lắng là một công trình không thể thiếu trong hệ thống xử lý nước thải
Bể lắng là một công trình không thể thiếu trong hệ thống xử lý nước thải

5. Lời kết

Bể lắng ngang có thiết kế khá đơn giản mà hiệu quả xử lý lại tương đối tốt. Trong quá trình sử dụng bể lắng có thể sẽ xảy ra một số sự cố như bùn không lắng,… Hãy liên hệ với đơn vị có kinh nghiệm để được hỗ trợ kịp thời và chính xác nhất. Cơ khí Toàn Á là một trong những đơn vị cung cấp các giải pháp lọc nước hiệu quả và an toàn hàng đầu rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0914 402 547 nếu có nhu cầu nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *