Đặc điểm của bể lắng đứng trong xử lý nước thải

Be Lang Dung (4)

Bể lắng đứng được sử dụng rất nhiều trong hệ thống xử lý nước thải hiện nay. Đặc điểm cấu tạo cùng nguyên lý hoạt động của công trình này sẽ được Cơ khí Toàn Á giới thiệu đến các bạn trong bài viết dưới đây. Cùng chúng tôi tìm hiểu về phương pháp loại bỏ tạp chất ô nhiễm này ngay nhé!

1. Bể lắng đứng là gì?

Đây là một loại bể lắng dạng đứng, thường được làm từ vật liệu inox và được phủ thêm một lớp sơn bên ngoài có tác dụng chống ăn mòn axit. Sản phẩm này được thiết kế với hai hình dạng chính đó là trụ tròn hoặc hình trụ vuông có đáy chóp. 

Đây chính là một phương pháp xử lý nước thải cơ học, có nhiệm vụ chính đó là tách những chất rắn tồn tại trong nước. Bể lắng dạng đứng phù hợp sử dụng ở những nơi có lưu lượng nước thải dưới 20.000m3/ngày và trong nước có chỉ số đục (hay NTU, FTU) thấp. Hiện nay loại bể này xuất hiện trong hầu hết các hệ thống xử lý nước thải trong các nhà máy, khu công nghiệp, doanh nghiệp, công trình hoặc trong các hộ gia đình,…

Tùy theo quy mô và thiết kế hệ thống xử lý nước thải mà bể lắng sẽ được bố trí làm bể lắng sơ cấp hay bể lắng thứ cấp:

  • Bể lắng sơ cấp: Loại bể này được dùng để loại bỏ các chất hữu cơ không tan tồn tại trong nước thải trước khi nước thải được áp dụng các phương pháp xử lý sinh học. Loại bể lắng này có khả năng loại bỏ khoảng 50 – 70% chất lơ lửng cùng với 25-40% BOD có trong nước thải.
  • Bể lắng thứ cấp: Loại bể lắng này được dùng để lắng các cặn vi sinh và chất bùn trong nước thải trước khi đem xả ra ngoài môi trường.
Be Lang Dung (3)
Có thể kết hợp cùng quá trình đông keo tụ để nâng cao hiệu quả lắng

2. Cấu tạo bể lắng đứng

Bể lắng dạng đứng được thiết kế tương đối đơn giản với thể tích thông thường tương đối nhỏ. Đường kính của bể lắng khoảng từ 4 – 9m tùy thuộc vào quy mô của hệ thống xử lý nước thải và phần chiều cao của vùng lắng khoảng từ 2,7 – 3,8m.

Bể bao gồm các bộ phận như:

  • Phần vỏ ngoài của bể sẽ bao gồm cả bộ phận vát đáy bên dưới có nhiệm vụ thu bùn.
  • Phần ống trung tâm làm nhiệm vụ điều hướng dòng nước thải đi theo chiều từ phía dưới bể lên phía trên.
  • Bộ phận máng răng cửa là nơi thu phần nước sạch cặn khi đã hoàn tất quá trình lắng. Ngoài ra còn kết hợp nhiệm vụ chắn bọt nổi.
  • Bộ phận thu bùn phía dưới đáy bể được lắp đặt cánh gạt bùn.
Be Lang Dung (2)
Bể lắng dạng đứng được thiết kế nhỏ gọn không chiếm nhiều diện tích lắp đặt

3. Nguyên lý lắng cặn của bể lắng đứng

Nước thải sẽ được đưa vào bên trong bể lắng thông qua bộ phận ống trung tâm là một đường ống dạng thẳng đứng. Nước thải sẽ đi theo chiều từ trên xuống rồi quạt qua 2 bên sau đó chảy ngược lên trên. Quá trình lắng cặn sẽ diễn ra trong khi dòng nước đi lên trên với vận tốc được duy trì ở khoảng 0.2 – 0.5m/s. Thời gian lắng của bể thông thường khoảng từ 1 – 2 giờ.

Lúc này, dưới tác động của trọng lực, những chất rắn, cặn bùn sẽ được lắng xuống khu vực có hình nón ở bên dưới đáy bể và được hút ra bên ngoài bằng thiết bị bơm hay áp lực thủy tĩnh thông qua đường ống dẫn rồi đưa đi xử lý riêng. Đường ống dẫn bùn cặn được thiết kế thấp hơn 1,5m so với chiều cao của mực nước bên trong bể lắng. Còn phần nước sạch không còn chứa cặn sẽ theo máng răng cưa thoát ra ngoài và chuyển sang công đoạn xử lý tiếp theo.

Hiệu quả của dạng bể lắng này phụ thuộc vào các yếu tố như sau:

  • Tính chất cặn
  • Diện tích bề mặt bể lắng
  • Chiều cao vùng lắng
  • Thời gian lưu nước thải bên trong bể lắng dạng đứng
Be Lang Dung (1)
Đặc trưng của bể lắng dạng đứng là nước thải sẽ đi từ dưới lên trên

4. Ưu và nhược điểm của bể lắng đứng

4.1 Ưu điểm

  • Có thể loại bỏ các chất rắn, cặn hữu cơ, cặn sinh học và làm công việc thu lắng cát.
  • Bể lắng dạng đứng được thiết kế cực kỳ linh hoạt, đơn giản và gọn nhẹ.
  • Loại bể này còn có thể có khả năng loại bỏ dầu mỡ trong nước thải.
  • Có thể sử dụng bể lắng để làm hố thu cặn.
  • Loại bể lắng dạng đứng sẽ không chiếm nhiều diện tích xây dựng và lắp đặt so với các loại bể khác.
  • Thời gian lắng của loại bể lắng dạng đứng khá nhanh chóng.
  • Chi phí quản lý quá trình vận hành bể lắng thấp.

4.2 Nhược điểm

Hiệu quả của bể lắng dạng đứng thường không cao bằng loại bể lắng dạng nằm ngang.

5. Ứng dụng của công trình bể lắng đứng trong hệ thống xử lý nước thải

Bể lắng dạng đứng hiện nay được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều hệ thống xử lý nước thải như:

  • Ứng dụng trong các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp hiệu quả: Nước thải công nghiệp đang được báo động khẩn cấp, gây ra hậu quả ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng nếu không được xử lý triệt để mà xả thẳng ra môi trường. Tùy theo quy mô của hệ thống mà bể lắng được ứng dụng làm bể tách cát hay bể lắng sơ cấp ngay từ ban đầu hệ thống.
  • Ứng dụng trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt: Nhu cầu xử lý nước thải sinh hoạt đang ngày càng tăng cao. Bể lắng trong hệ thống này thường được dùng ngay sau bể hiếu khí Aerotank. Bể có nhiệm vụ tách bùn vi sinh ra khỏi nguồn nước thải nhằm giúp giảm đi đáng kể lượng chất rắn lơ lửng tồn tại trong nước thải. Sau đó một lượng bùn vi sinh đã tách sẽ được tuần hoàn quay trở lại vào bể thiếu khí và bể hiếu khí trong hệ thống.
Be Lang Dung (4)
Bể lắng có thể được sử dụng làm bể tách cát hay bể sơ bộ trong các hệ thống xử lý nước thải có quy mô lớn

6. Lời kết

Thiết kế và thi công bể lắng đứng không quá phức tạp và khó khăn. Tuy nhiên, để công trình đạt được hiệu quả xử lý tốt nhất, hãy tìm đến đơn vị thi công chuyên nghiệp và uy tín. Công ty Cổ phần chế tạo Cơ khí Toàn Á sẽ hỗ trợ quý khách hàng trong việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải an toàn. Hãy gọi cho chúng tôi thông qua hotline 0914 402 547 để được tư vấn chi tiết hơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *