(Giải đáp) Quy trình sản xuất bia

quy trình sản xuất bia

Bia thủ công vốn đã du nhập vào nước ta từ khá lâu và tạo ra một cơn sốt trong thị trường đồ uống. Nhiều gia đình hiện nay đang có xu hướng chuyển sang tự nấu bia để uống tại gia và thậm chí là bán cho người khác có nhu cầu. Vậy quy trình sản xuất bia thủ công có phức tạp hay không và cần chuẩn bị những nguyên vật liệu gì để bia chuẩn vị châu Âu? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Những nguyên liệu chính sử dụng trong quá trình sản xuất bia

Nguyên liệu sử dụng trong quy trình sản xuất bia không quá cầu kỳ, chỉ gồm những nguyên liệu cơ bản như:

Nước

Nước chiếm thành phần nhiều nhất trong bia, khoảng tầm 80 đến 90%, do đó mà chất lượng của nước dùng cho quá trình sản xuất bia cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến hương vị của sản phẩm tạo thành. Theo nghiên cứu, nguồn nước cứng sẽ phù hợp dùng để nấu bia có màu sẫm, và nước mềm là lựa chọn phù hợp cho quy trình sản xuất bia sáng màu.

Malt

quy trình sản xuất bia
Malt ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng bia thành phẩm

Malt hay mạch nha là nguồn nguyên liệu quan trọng cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho nấm men chuyển từ đường sang bia. Bên cạnh đó, màu sắc và hương vị của bia sau khi nấu cũng ảnh hưởng trực tiếp từ chất lượng của nguyên liệu malt được sử dụng. 

Hoa bia

Hoa houblon hay còn gọi là hoa bia. Nhờ có sự xuất hiện của loài hoa này mà bia sẽ có hương vị đặc trưng khó trộn lẫn kèm với vị đắng nhẹ. Hoa houblon còn có khả năng tạo bọt và làm ổn định hệ thành phần sinh học có trong bia. Bên cạnh đó, hoa bia còn được cho là có hàm lượng tinh dầu cực kỳ lớn, có khả năng kháng khuẩn và chống lại các yếu tố oxy hóa.

quy trình sản xuất bia
Hoa bia (houblon) là thành phần không thể thiếu khi nấu bia

Men bia

Hiện nay có 3 loại chế phẩm nấm men phổ biến trên thị trường là men ướt, men khô và men tươi. Đối với quy trình sản xuất bia thủ công tại nhà thì men khô là sự lựa chọn được ưu tiên hàng đầu vì sự tiện lợi của nó.

Quy trình sản xuất bia chuẩn vị

Quy trình nấu bia thủ công bao gồm 4 bước chính như sau:

Bước 1: Sản xuất malt (trường hợp không có malt sản xuất sẵn)

Trước tiên chúng ta sẽ tiến hành xay đại mạch, lưu ý là xay thật khéo léo để vỏ của lúa mạch không bị vỡ vụn. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy xay chuyên dụng hỗ trợ xay hạt đại mạch, giúp cho hạt được nghiền theo tỷ lệ vừa đủ, không bị nát bấy.

Tiếp đó chúng ta sẽ tiến hành nấu mạch, hay cũng chính là quá trình đường hóa. Khi đạt nhiệt độ phù hợp, dòng mật sẽ chảy ra, tách biệt khỏi phần vỏ của lúa mạch.

Bước 2:  Đun sôi dịch đường với hoa bia

Sau khi hoàn thành quá trình đường hóa, chúng ta sẽ cho hoa bia vào đun sôi cùng với dịch đường. Quy trình này sẽ được thực hiện thành nhiều lần và hoa bia sẽ được bổ sung vào dịch đường theo từng giai đoạn với khối lượng nhất định.

quy trình sản xuất bia
Nấu hoa bia với dịch đường

Bước 3: Làm lạnh dịch đường tạo thành ở bước 2 và tiến hành lên men

Bơm dịch đường vừa nấu ở bước 2 vào bồn khuấy lắng. Tại đây, những cặn bẩn trong dịch đường sẽ được lắng xuống phía dưới. Phần dịch đường sạch ở phía trên tiếp tục được bơm qua dàn máy làm lạnh với nhiệt độ từ 8 đến 20 độ C.

Tiếp đó, dịch đường sẽ chuyển sang bồn lên men đã được bổ sung men bia với tỷ lệ 100 lít dịch đường thì từ 0.5 đến 1 lít men. Đây là công đoạn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của thành phẩm bia sau này. Quá trình lên men này được thực hiện ở nhiệt độ từ 0 đến 120 độ C trong vòng 10 ngày.

Bước 4: Ủ bia

Tại bước này, bia sẽ được chứa trong các tank bằng thép. Tại đây, các chất cặn có trong bia sẽ được lắng xuống phía dưới. Giai đoạn này, trong bia sẽ chứa khá nhiều khí CO2. Để quá trình sản xuất bia cho chất lượng tốt nhất, nhiệt độ ở thời điểm này cần duy trì vào khoảng 0 đến 20 độ C.

Sau khi ủ bia tầm 3 đến 4 tuần thì bia đã đạt đến độ chín. Vị bia lúc này được đánh giá là ngon nhất. Lúc này, bạn có thể lọc bia và hấp để cho ra sản phẩm bia tuyệt hảo cuối cùng.

Các loại malt thường dùng trong quy trình công nghệ sản xuất bia thủ công

Trong quy trình sản xuất bia, người ta có thể cho kết hợp nhiều loại malt lại với nhau để tạo ra sản phẩm bia mang hương vị đặc trưng riêng. Dưới đây là một số loại malt thông dụng khi nấu bia.

  • Malt đại mạch: Đây là loại malt phổ biến, giúp nấm men phát triển tốt và mang lại mùi hương bia đặc trưng.
  • Malt lúa mì: Bia sản xuất từ malt lúa mì có vị mềm và chua nhẹ, có độ bền bọt bia khá cao.
  • Malt lúa mạch đen: Bia nấu từ loại malt này có cảm giác bọt khá mịn với màu đỏ lạ mắt.
quy trình sản xuất bia
Malt lúa mì đen cho ra hương vị bia khá đặc biệt cùng màu đỏ đặc trưng

Những lưu ý giúp chất lượng bia sau khi nấu ngon hơn

  • Để chất lượng bia sau nấu đạt ngưỡng ngon và chuẩn vị, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
  • Sử dụng nguyên liệu sạch, đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Nguồn nước phải đảm bảo.
  • Giữ cho nhiệt độ trong quá trình lên men luôn ổn định.
  • Hạn chế cho men tiếp xúc quá nhiều với oxy.

Địa điểm mua hệ thống nấu bia thủ công chất lượng

Hệ thống nấu bia thủ công hiện đang được nhiều đơn vị hỗ trợ cung cấp với các sản phẩm như:

  • Hệ thống nồi nấu
  • Nồi hơi
  • Hệ lạnh lanh 
  • Hệ thống lên men
  • Một số hệ thống và trang thiết bị đi kèm khác.

Đối với những người lần đầu nấu bia, sẽ rất khó để bạn tìm mua được sản phẩm chất lượng và thực sự với nhu cầu sử dụng của mình. Do đó, nếu gặp khó khăn trong việc mua hệ thống hỗ trợ quy trình sản xuất bia của mình, hãy ghé thăm gian hàng của Công ty Cổ phần Chế tạo Cơ khí Toàn Á. Với đầy đủ dụng cụ cần thiết, cùng đội ngũ nhân viên tận tình tư vấn, Toàn Á sẽ hỗ trợ bạn chọn lựa hệ thống nấu bia phù hợp nhất với giá thành thấp nhất.

quy trình sản xuất bia
Toàn Á – đơn vị cung cấp hệ thống nấu bia đạt chuẩn, uy tín

Lời kết

Hy vọng với những thông tin về quy trình sản xuất bia thủ công nói trên đã giúp được bạn trong quá trình tự nấu, sản xuất bia tại nhà. Nếu cần hỗ trợ tư vấn về hệ thống nấu bia chuẩn vị, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua số điện thoại: 0914.402.547.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *